Vải dệt kim là gì? Phân loại và ứng dụng của vải dệt kim trong may mặc

Công ty Song Thủy H.K - chuyên sản xuất về dệt, nhuộm, hoàn tất các loại vải thun dệt kim cao cấp

KD1: 0778766168

    Vải dệt kim là loại vải được tạo thành từ sự liên kết hệ thống giữa những vòng sợi với nhau. Và nó được sản xuất bởi công nghệ dệt kim. Những vòng sợi được liên kết với nhau theo một quy luật tạo thành vòng nhờ hệ thống kim dệt giữ các vòng sợi trước trong khi những vòng sợi mới được hình thành phía trước vòng sợi cũ. Và những vòng sợi cũ sau đó sẽ được lồng qua vòng sợi mới tạo thành vải.

    Những vòng sợi này tạo ra là nhờ vào cơ cấu chuyển động nâng, hạ và kết hợp sự đóng mở kim của hệ thống kim dệt cùng với cam đệt bên trên máy dệt kim.

    Vải dệt kim gồm những hàng ngang (hàng vòng – Course) cùng với cột dọc (cột vòng – Wale). Cấu trúc vòng sợi đã làm cho vải dệt kim trở nên xốp và đàn hồi mang các đặc trưng kỹ thuật khác hoàn toàn với vải dệt thoi.

    Vì thế, vải dệt kim hiện được phát triển rất nhanh trong hàng may mặc yêu cầu có tính kéo giãn hoặc đàn hồi cao đáp ứng được sự chuyển động của người mặc. Chẳng hạn như hàng thun, tất, quần áo bó sát cơ thể. 

    Ưu nhược điểm của vải dệt kim
    Có thể nói vải dệt kim là loại vải có cấu trúc khá đơn giản. Vậy đặc điểm này đã khiến cho loại vải này tạo nên ưu nhược điểm gì? Cùng theo dõi câu trả lời ngay nhé:

    Ưu điểm
    – Bề mặt của vải rất mềm mại, xốp nhưng nó lại vô cùng thông thoáng.

    – Vải dệt kim có tính tính đàn hồi, co dãn lớn. Vì lẽ đó, khi chịu tác dụng của lực căng hay áp lực thì độ co dãn của vải sẽ được bộc lộ một cách rõ nét và cao hơn nhiều so với những loại vải dệt khác.

    – Ngoài ra khả năng giữ nhiệt của loại vải này khá tốt. Nó cản trở sự trao đổi chất giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh.

    – Vải vừa ít bị nhàu, lại dễ bảo quản và cực kỳ dễ giặt sạch.

    – Mặt khác loại vải này còn dễ co bóp cho vừa với cơ thể của người mặc mà không cần phải cắt vá.

    – Hơn nữa tính thẩm thấu của vải cũng rất tốt, tạo cho người mặc cảm giác dễ chịu.

    Nhược điểm
    – Tuy nhiên vải dệt kim lại dễ bị quăn méo cũng như dễ tuột vòng đan.

    – Đồng thời vải dễ giãn nên nếu như chịu lực căng trong thời gian dài hoặc quá mạnh sẽ làm biến dạng sản phẩm. Và tất nhiên lúc này sản phẩm sẽ không thể chỉnh sửa được.

    Dù vẫn còn một số nhược điểm nhỏ, thế nhưng vải dệt kim vẫn xứng đáng là chọn lựa hoàn hảo trong may mặc, và nó được rất nhiều người trong mọi lứa tuổi yêu thích.

    Phân loại vải dệt kim
    Các loại vải dệt kim hiện nay khá đa dạng. Tuy nhiên căn cứ vào cơ chế tạo vòng sợi của công nghệ dệt kim thì người ta phân biệt vải thành hai loại. Đó chính là vải dệt kim đan dọc và vải dệt kim đan ngang. Cụ thể:

    Vải dệt kim đan ngang (Weft knitting)
    Trong vải dệt kim đan ngang (Weft knitting) thì cột vòng (Wales) sẽ vuông góc với hàng vòng (Course) của sợi. Thực thế vải dệt kim đan ngang đã được dệt từ nhiều tổ sợi tương ứng số kim. Và tất cả đều tham gia vào công cuộc tạo vòng để tạo ra vải.

    Trong thực tế thì vải dệt kim đan ngang được dệt từ rất nhiều tổ sợi tương ứng với số kim, tất cả đều tham gia tạo vòng đồng thời tạo ra vải. Loại vải này có thể được thực hiện bằng máy hoặc bằng tay. Nó có một số kiểu dệt cơ bản như: Single jersey,  Rib,  Interlock….

    Vải dệt kim ngang Single Jersey
    Vải Single Jersey là loại vải một mặt phải. Nó được dệt bởi loại máy một giường kim. Loại vải này có 2 mặt trái và phải khác nhau một cách rõ rệt. Khi nhìn vào mặt trái bạn có thể nhìn thấy rõ ràng được những hàng vòng, còn mặt phải nổi rõ những trụ vòng. Vải Single Jersey có tính quăn mép, và nó rất dễ bị tuột vòng sợi.

    Vải Rib
    Đây là loại vải dệt kim có hai mặt vải đều giống nhau và chúng đều là mặt phải. Nếu như kéo giãn theo chiều ngang bạn có thể thấy rõ được những cột vòng phải xen kẽ với các cột vòng trái. Những cột vòng trái và phải này sẽ tạo thành hai lớp cột vòng ở trên hai mặt phẳng song song và chúng áp sát với nhau. Vải Rib không bị quăn mép, có độ dày lớn và độ giãn lớn.

    Vải Interlock
    Interlock cũng là một loại vải dệt kim hai mặt phải. Tức là hai mặt của vải đều giống nhau và chúng đều là mặt phải. Những cột vòng phải của lớp vải Interlock được xếp chồng khít lên. Và chúng hoàn toàn bị che lấp bởi những cột vòng phải của lớp vải kia. Loại vải dệt kim ngang này không quăn mép, có bề mặt bóng mịn, độ giãn thấp và không tuột vòng.

    Vải dệt kim đan dọc (Warp Knitting)
    Trong loại vải dệt kim đan dọc, những cột vòng (Wales) cùng với các hàng vòng của sợi hầu như chạy song song. Về lý thuyết thì vải có thể được sản xuất bởi sợi duy nhất. Và nó được tạo ra bằng cách khá đơn giản là dệt từng hàng lần lượt.

    Ngược lại với vải dệt kim đan ngang thì ở vải dệt kim đan dọc, thì một sợi sẽ chỉ cho mỗi cột. Vì lẽ đó, một mảnh vải dệt kim dọc sẽ có khoảng hàng trăm cột vòng hay nó đòi hỏi hàng trăm cối sợi. Hiện nay loại vải này thường được thực hiện bởi máy. Hiện nay có 3 loại vải dệt kim đan dọc là:

    Vải kiểu Tricot
    Tricot là loại vải dệt kim đan dọc được dùng phổ biến để may các loại đồ lót. Mặt phải của loại vải dệt kim này có những gân sọc dọc nổ rõ, nhưng ngược lại mặt trái của nó lại là những gân ngang. Những loại vải Tricot thường có một kết cấu Soft (mềm) và Draft (mềm rủ) có thể kéo căng theo chiều dọc. Hầy như nó không hề có giãn ngang.

    Vải kiểu Milan
    Vải Milan có cấu trúc ổn định hơn, mạnh hơn, mượt mà hơn và tất nhiên là đắt hơn so với vải Tricot. Cho nên nó thường được ứng dụng trong việc sản xuất đồ lót cao cấp, tốt hơn. Những loại vải dệt kim dọc kiểu Milan thường được dệt từ hai sợi dệt kim dựa theo đường chéo. Và trên vải ở mặt phải có sườn gân dọc rõ ràng và mặt trái của nó có cấu trúc đường chéo. Loại vải này thường mượt mà (Smooth), nhẹ nhàng (Lightweight), và ổn định hình dáng rất tốt.

    Vải Raschel
    Raschel là một loại vải dệt kim đan dọc có độ giãn không đáng kể cùng với cấu trúc khá cồng kềnh. Cho nên loại vải này thường được dùng như một vật liệu lưới thông gió cho áo jacket, áo khoác, túi xách, ba- lô,.… Đồng thời nó có thể được thiết kế từ một dạng mật độ rất cao, và không có khả năng co giãn hoặc rất thưa giống như mắt lưới với hai mặt gần như nhau.

    Ứng dụng của vải dệt kim trong đời sống


    Có khi nào bạn tò mò về ứng dụng cụ thể của vải dệt kim trong cuộc sống của chúng ta không? Ứng dụng của loại vải này cụ thể như sau:

    Trong thời trang
    Quần áo hàng dệt kim có thể nói là phổ biến nhất. Bởi có rất nhiều loại vải dệt kim có sẵn phù hợp trong may mặc thời trang. Chẳng hạn vải Jersey là loại vải dệt kim ngang được sử dụng để làm các loại quần áo với thiết kế mượt mà, mềm mại như đầm, áo khoác mềm, áo phông, và áo khoác.

    Còn vải dệt kim Rib thường được sử dụng để làm quần và áo khoác. Trong khi đó vải dệt kim ngang Interlock lại thích hợp để làm thành những bộ đồ lót cũng như trang phục buổi tối. Mặt khác vải dệt kim đan dọc như Tricot, Milan cũng là chọn lựa hoàn hảo để làm cho bộ đồ lót. Hoặc chúng cũng có thể được dùng để sản xuất các loại quần áo năng động. Chẳng hạn như Jumpsuit cùng với đồ tắm, đầm, váy….

    Trong nội thất
    Vải dệt kim mặc dù chủ yếu được dùng để sản xuất quần áo, nhưng loại vải này vẫn là chọn lựa tuyệt vời cho những món đồ nội thất như rèm cửa. Các loại vải dệt kim có khả năng giữ hình dạng ban đầu cực tốt với cấu trúc đan xen giúp cho vải có độ rủ khá tốt. Đặc biệt là khi sử dụng các loại kẹp thu rèm.

    Hơn nữa, do vải dệt kim có khả năng cho giãn, cho nên một số loại thường được dùng để làm khăn, chăn và gối như vải Rib, Jersey…. Và vải dệt kim đan ngang Jersey là chọn lựa hoàn hảo để dùng làm khăn khi đi biển, hay khăn lau tay, gối trang trí phòng khách, kha trải giường,…

    Ngoài những ứng dụng trên vải dệt kim còn có thể được ứng dùng trong các sản phẩm dạng lưới, sản phẩm y tế hay trong nhiều lĩnh vực khác. Chẳng hạn như công nghiệp (khẩu trang, mặt nạ, đồ bảo hộ,…), xe cộ (đệm xe, miếng lót đầu xe hoặc là mũ bảo hiểm,…)….

    Nguồn: Interner

     

    Zalo